Đảng ủy xã Quảng Hòa

Facebook
Twitter
Print

ĐẢNG ỦY XÃ QUẢNG HÒA

  1. Tên đơn vị: Đảng ủy xã Quảng Hòa
  2. Địa chỉ:Thôn 8 xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông. 
  3. Điện thoại, Fax: 0355301078 (đồng chí Nguyễn Tôn Đông Khoa)
  4. Chức năng, nhiệm vụ của Đảng uỷ xã

Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, trước Đảng bộ, Nhân dân địa phương về vụ thế hóa, lãnh đạo thực hiện hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội

Đảng bộ

Đảng ủy lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ theo Quy định số 127-QĐ TW ngày của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn” trong phát triển kinh tế- xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh; công tác chính trị, tư tưởng; xây dựng Đảng bộ, công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đề xuất, kiến nghị với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy về những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của cấp trên với địa phương.

  1. Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện và tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của trung ương và cấp trên. Căn cứ nội dung, tính chất của từng nhiệm vụ, Đảng ủy cụ thể hóa thành nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hoặc kết luận để lãnh đạo thực hiện; cho ý kiến vào báo cáo quý, 6 tháng, năm của Đảng bộ.
  2. Các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng và cấp ủy trong phát triển kinh tế – xã hội; đảm bảo an ninh – quốc phòng; công tác chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng; công tác xây dựng đảng bộ, tổ chức cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; những nhiệm vụ khác khi Ban Thường vụ Đảng ủy có 2/3 số đảng viên thất cần đưa ra Đảng ủy thảo luận, quyết định.
  3. Lãnh đạo, chỉ đạo, quyết định, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chủ yếu trong quy hoạch, kế hoạch về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, kế

hoạch đầu tư công, đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự 5 năm và hàng năm; cho chủ trương định hướng, lãnh đạo HĐND ban hành Nghị quyết, UBND xây dựng kế hoạch, đề ăn, cơ chế cụ thể, các nhiệm vụ về dự án kinh tế, đầu tư hạ tầng; các dự

liên quan tài nguyên, đất đai, khoáng sản, ngân sách, các khoản đóng góp của Nhân dân và các nguồn khác để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu, hạ tầng kinh tế – xã hội; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng, chống cháy nổ, thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, công tác cải cách hành chính…

  1. Thảo luận, quyết định các chương trình, dự án quan trọng thuộc thẩm quyền của địa phương về công tác thu, chi ngân sách; xây dựng cơ bản, danh mục các công trình mới, công trình chuyển tiếp, công trình chuẩn bị đầu tư, kể cả công trình mới phát sinh trong năm; cho ý kiến về phương án xử lý nọ đọng xây dựng cơ bản; tham gia ý kiến với cấp trên về việc chủ trương đầu tư các dự án trên địa bàn.
  2. Lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội thực hiện tốt các chủ trương, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và cấp trên; đổi mới

phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng “hành chính hóa”, gắn bó chặt chẽ với nhân dân; phát huy sức mạnh tổng họp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp phá, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tăng cường phối hợp công tác; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

  1. Lãnh đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng; công tác dân vận của hệ thống chính trị; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân, giải quyết tồn tại, vướng mắc hoặc vấn đề phức tạp nảy sinh trên địa bàn.
  2. Lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tự phê bình và phê bình gắn với đánh giá cán bộ theo sự chỉ đạo của cấp trên; công tác kiểm tra, giám sát toàn diện về các nhiệm vụ chính trị của địa phương; quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chứng đảng, cán bộ, đảng viên (theo phân cấp quản lý) hoặc đề nghị cấp trên thị hành kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.
  3. Lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ

9.1. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, quyết định, quy định của Trung ương và của cấp trên về công tác cán bộ tại địa phương.

9.2. Biểu quyết giới thiệu (bằng phiếu kín), trình Ban Thường vụ Huyện ủy về nhân sự bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ủy viên kiểm tra Đảng ủy, nhân sự ứng cử, bổ nhiệm chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Quyết định những vấn đề chủ trương về tổ chức, cán bộ, giới thiệu ứng cử các chức danh đối với HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội xã, Bí thư chi bộ, trưởng thôn theo thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ của Huyện ủy). Đề nghị: xét ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên; công nhận

đảng viên chính thức; xóa tên đảng viên, xem xét biểu quyết quyết định kỷ luật đảng viên hoặc đề nghị kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo quy định.

9.3. Chuẩn bị nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ gồm: Báo cáo chính trị, báo cáo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành, chương trình hành động đề án nhân sự cấp ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra khóa mới, chức danh do HĐND bầu, nhân sự Đoàn đại biểu đị dự Đại hội đại biểu Đảng bộ cấp trên. Thực hiện công tác nhân sự trước, trong và sau Đại hội Đảng bộ; quyết định số lượng, cơ cấu Đảng ủy, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Đảng theo quy định.

9.4. Đề xuất với Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy về những vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp trên. Thảo luận, thống nhất chủ trương đề nghị thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể, chuyển giao giữa các thôn trước khi trình cấp có thầm quyền quyết định.

9.5. Thảo luận, quyết định thành lập, hợp nhất, sát nhập, chia tách, giải thể chi bộ trực thuộc Đảng bộ. 

9.6 Quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ, Chỉ huy trưởng Quân sự, Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường công lập trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt.

9.7. Quyết định phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Đảng ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ; giới thiệu nhân sự đề nghị chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định.

9.8. Thảo luận, quyết định nhân sự cán bộ ứng cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBMTTQ; cấp trưởng, phó các đoàn thể chính trị – xã hội; đề nghị và tham gia ý kiến về điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, chế độ chính sách đối với

Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã.

9.9. Báo cáo Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp quản lý.

9.10. Quản lý, đánh giá xếp loại chất lượng và khen thưởng chi bộ trực thuộc, cán bộ, đảng viên theo thẩm quyền.

9.11. Thảo luận, quyết định tiếp nhận, phân công nhiệm vụ, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

9.12. Xem xét, thông qua báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm, nhiệm kỳ của tập thể Đảng ủy, tham gia, góp ý báo cáo kiểm điểm của cấp ủy

viên hàng năm. Xem xét cho ý kiến báo cáo hàng năm, báo cáo cuối nhiệm kỳ, báo

cáo bất thường của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy,

9.13. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị và triệu tập Đại hội Đảng bộ. Lãnh đạo công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp ở địa phương.

9.14. Thảo luận và cho ý kiến những công việc khác theo đề nghị của Ban Thường vụ Đảng ủy.

  1. Lãnh đạo, chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm những vấn đề mới, vấn đề lớn, nhất là công tác xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị, kinh tế – xã hội, an ninh

quốc phòng.

  1. Thực hiện quy chế chất vấn trong Đảng theo quy định.

 

Đánh giá bài viết này